Iklan

Vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em: Ứng phó thế nào?

An Nhiên
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018, tháng 5 23, 2018 WIB Last Updated 2019-09-30T14:19:38Z
masukkan script iklan disini
masukkan script iklan disini

Trước tình trạng xâm hại trẻ em, trong đó có xâm hại tình dục (XHTD) trẻ ngày càng gia tăng khiến dư luận lo ngại.

Các chuyên gia về trẻ em khuyên phụ huynh hãy tự trang bị kiến thức và kỹ năng bảo vệ con mình. Trong trường hợp con bị xâm hại, gia đình nên tố cáo để phòng ngừa và tạo sự răn đe trong xã hội.

Nguy cơ luôn rình rập

Vụ án bị cáo Nguyễn Khắc Thủy ấu dâm hàng loạt trẻ em bị Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt 18 tháng tù hưởng án treo khiến dư luận “dậy sóng”. Bức xúc này chưa kịp lắng xuống, cách đây ít ngày, một bé gái 9 tuổi ở quận Tây Hồ (Hà Nội) trên đường đến trường bằng dịch vụ GrabBike đã bị quấy rối tình dục khiến bé vô cùng sợ hãi. Hiện ngành chức năng vẫn đang vào cuộc giải quyết.

Phiên tòa xử vụ dâm ô trẻ em tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gây tranh cãi trong dư luận.

Điều khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng bởi trẻ luôn có nguy cơ bị xâm hại. Bàn về vấn đề này, TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, sở dĩ các vụ việc xâm hại trẻ em vẫn tiếp tục xảy ra có một phần bởi sự im lặng của các bên. Một nguyên nhân sâu xa là trong nền văn hóa Việt Nam ngại nói đến vấn đề tình dục. "Những phụ huynh có con bị xâm hại cần lên tiếng tố cáo để phòng ngừa, bởi không có gì đảm bảo con mình bị lần này sẽ không có lần khác”, bà Hồng nói. Một nguyên nhân khác được các chuyên gia chỉ ra, đó là khi phụ huynh đứng ra tố cáo con bị XHTD thì ai ai cũng biết buộc gia đình phải chuyển nhà đi nơi khác. Trong khi ấy, có những vụ việc XHTD xử lý kéo dài, kết quả không thỏa đáng. Đơn cử, vụ ông già 80 tuổi ở Ba Vì (Hà Nội) hiếp dâm bé gái 3 tuổi bị Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm 10 năm tù nhưng đến nay vẫn chưa một ngày chấp hành án.

Để phòng chống bị xâm hại, trong đó có xâm hại tình dục, nhiều trường phổ thông đã trang bị cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hải Hữu – nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH cho rằng, các trường dạy lý thuyết nhiều và không gắn với thực hành. Theo ông Hữu, để phòng ngừa XHTD trẻ em, trước tiên các cha mẹ phải được nâng cao nhận thức và hiểu biết về khái niệm thế nào là bạo lực và xâm hại trẻ em; những hành vi XHTD, quấy rối tình dục. Cha mẹ cũng phải dạy cho con biết cách tự bảo vệ mình nhận biết các biểu hiện và nguy cơ bị hại.

Cùng với đó, cần tuyên truyền mạnh trong cộng đồng để trẻ biết cách phòng ngừa, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cũng như có sự can thiệp tốt khi có nguy cơ và sự việc xảy ra. Đặc biệt, mọi người cần ghi nhớ số 111 - tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em - hoạt động 24/24giờ, gọi miễn phí.

Bàn về cách xử lý những kẻ xâm hại trẻ em, nhiều chuyên gia nhận định, hình phạt được quy định trong các luật đã đủ sức trừng phạt và răn đe.
Nhưng vấn đề là các cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình; những cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương bảo vệ được nạn nhân. Theo TS tâm lý Trần Thành Nam – trường Đại học Giáo dục, điều quan trọng là nội hàm kết tội dâm ô. Có thể kết tội quan hệ tình dục có thâm nhập, cưỡng hiếp nhưng ngoài ra nhiều tình huống XHTD nhưng không lưu giữ được bằng chứng, chứng cứ rất khó xử lý. Vì thế, cộng đồng, người thân cần có ý thức, kỹ năng lưu giữ bằng chứng. Trong trường hợp, kẻ XHTD chỉ bị phạt tù hưởng án treo, tòa án phải đảm bảo họ không thể gây hại cho cho cộng đồng bằng việc gắn chip vào người, khi đi bất cứ nơi đâu cũng có thể xác định được vị trí.

Bộ LĐTB&XH đã đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ cho cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người làm việc với trẻ em và bản thân trẻ em để phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là XHTD trẻ em. Kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và kiên quyết xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che, không tố cáo, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.


Theo Kinh Tế Đô Thị
Komentar

Tampilkan

Terkini

NamaLabel

+